Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Người không mê bóng đá

                                   
Chưa bao giờ người ta thấy ông xem bóng đá dù con trai của ông là cầu thủ tên tuổi trong một đội bóng có tiếng, Nếu chỉ có vậy thì cũng không đáng để viết ra đây, vì trên đời này có khối người không thích các môn thể thao, trong đó có cả bóng đá, và cũng có cả trên đời những người cha không bao giờ ủng hộ niềm đam mê của con cái. Tất nhiên không ủng hộ thì không cần phải đi xem, vậy thôi.
 Nhưng lạ cái là không giống những bậc cha mẹ kể trên, ông quan tâm đến trận đấu của con trai mình sau khi có kết quả một cách bình thản và nhàn tản như nghe một lời ru của ai đó à ơi. lân la nghe ngóng như người đi chợ nghe chuyện bàn dân thiên hạ. Nếu tinh ý, người ta sẽ phát hiện nét hả hê hay buồn bực thoáng hiện trên mặt ông. Điều đó chỉ thể hiện trên mặt những cổ động viên khi nghe tin đội nhà thua hoặc thắng trận, nhưng với ai còn có lý, còn với ông thì…Ông có mê bóng đá đâu?

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

NHỮNG CON ĐƯỜNG - NHỮNG CUỘC ĐỜI



                                  
                                             
Tôi ở Đồng Tháp, lâu lâu lại đi Lê Minh Xuân để thăm những người thân.
Từ Tràm Chim huyện Tam Nông đến Trường Xuân phải qua một đoạn đường ước chừng 20 km, vượt qua hai chiếc cầu gỗ thô sơ và một con đò nhỏ là gần đến địa phận tỉnh Long An. Đường rộng mà không có xe ôtô vì chưa được hoàn chỉnh và dù khó đi nhưng đó lại là con đường ngắn nhất để  đến Thành phố Hồ Chí Minh, vòng qua kinh tế mới Lê Minh Xuân.

Tôi làm nghề chạy xe ôm bằng chiếc xe gắn máy cà tàng , không một mảnh giấy lộn, thường xuyên phải tránh né công an giao thông bằng cách chỉ chạy trên những đoạn đường nông thôn vắng vẻ ,cát bụi mịt mù hoặc bằng những con đường xuyên qua cây cỏ hai bên rậm rạp. Khách thường là người buôn thuốc lá hoặc hàng lậu từ hướng Hồng Ngự đỗ về bằng những chiếc xe đò lớn chuyển sang vì đụng phải các trạm đột xuất trên đường. Họ phát hiện công an , thuế vụ từ cách đó vài ba cây số nhờ những chiếc xe chạy ngược chiều. Chỉ vài động tác của lơ xe hoặc người đi đường là họ có thể biết chính xác trạm đang đóng chốt ở đâu. Xe tôi có khi chở luôn ba người khách một lượt cùng các thứ lỉnh kỉnh đeo máng đầy mình. Tội nghiệp con ngựa già đã nuôi sống tôi mấy năm nay, phải thường xuyên gồng mình mang vác những mãnh đời dù làm nghề không hợp pháp thậm chí còn bị gọi là “ phá hoại kinh tế “cho dù số phận họ cũng không được sung sướng gì nếu không muốn nói là cơ cực.Cảm ơn mấy chú công an đôi lần bắt được lại tha vì cái vẽ thê lương của chiếc xe và chủ của nó. Có lần, ngẩu nhiên tôi nhận lời chở một người phụ nữ mập như võ sỉ Sumo với những bước đi khệnh khạng vì phải quấn mấy chục cây thuốc lá trong người ,trông rất ấn tượng.





Nhìn gương mặt sợ hãi của chị với cái bộ dạng mà chỉ cần chụp thêm một cái mũ bảo hiểm lên đầu là y chang như phi hành gia. Biết là đã đụng “trạm“, tôi hỏi khi đang chở chị:

-         Chị độn thuốc lá trong người như vậy bộ công an họ không phát hiện được sao ?

Tiếng chị hòa vào tiếng rú của chiếc xe từ phía sau vọng tới :

-         Có khi biết nhưng nghĩ là không nhiều nên cũng làm ngơ.

-         Chị có bị bắt lần nào chưa ?

-         Bị hai lần.

-         Độn như vầy làm sao chạy bộ cho nhanh được ?

-         Bởi vậy ! có lần quá giang ghe một đoạn, không may bị chận. Thấy có người trên ghe nhảy xuống sông , quýnh quá nhảy theo , thế là……. nổi phình trên mặt nước. Mấy chả chỉ việc lấy sào khều vô. Lạy lục quá trời các  ảnh mới tha, sau khi đã lấy đi hết phân nữa số thuốc trong người, cho lại phân nữa để còn  có cái mà  trả nợ, sau khi hứa là sẽ không đi buôn nữa.

-         Vậy sao chị còn đi ?

Im lặng một lúc, chị trả lời :

-         Nghèo quá không biết làm gì bây giờ.

Tôi thở dài ngán ngẩm. Đời là vậy, những cái hại thường rất khó bị diệt, càng muốn diệt lại càng phát triển thêm. Ví như biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe nhưng mấy ai bỏ được ? Nếu có thì liệu số bỏ hút có bằng một phần nhỏ những người mới tập hút ? Nạn buôn thuốc lá ngoại vẫn và sẽ không bao giờ chấm dứt khi thuốc lá vẫn còn bày bán công khai. Trung bình mỗi ngày đi được ít nhất cũng vài chục cây. Kiếm “nhẹ” cũng vài trăm ngàn. Thật là thu nhập hấp dẫn với người dân bình thường. Có điều bị bắt là hết vốn. Ay vậy mà cái nghề “đốn củi ba năm thiêu một giờ” đó đã lao vào là “ghiền”.

Người buôn giống như bị ma ám . Lỗ hết vốn lần này thì chạy chọt cho được vốn khác để đi buôn. Đồng tiền kiếm được dễ dàng nên người ta bất chấp cả mưa nắng, muỗi mồng, lặn lội, chui rúc…..

Vàng và ngoại tệ chảy qua biên giới khá nhiều. Mấy năm trước, thuốc bị tịch thu phải đem thiêu hủy. Nhìn hàng đống thuốc lá bị tẩm xăng đốt, thú thực tôi cảm thấy xót xa như đó là của mình. Tiền đấy, mồ hôi nước mắt và đôi khi có lẫn cả máu nữa đấy ! ôi ! giá mà thay vì đem đốt, người ta có thể đem đổi chúng để lấy trứng ốc bươu vàng, lấy đuôi chuột rồi tha hồ thiêu hủy thì lợi ích nhường nào. Sản phẩm làm ra bán không được giá khiến nông dân lăm le bán đi những mảnh ruộng vườn đã bao đời tưới mồ hôi xuống đó để quay sang làm nghề khác, mong có thu nhập khá hơn. Bất chợt nhớ tới vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân nơi giáp ranh giữa địa phận Long An và TP Hồ Chí Minh bằng một đoạn kinh ngắn mới được đào vài năm nay chưa biết người ta  định làm gì khi đang xây một đập lớn ở đó ( nghe nói hình như để đưa nước ngọt về – được vậy thì còn gì bằng ).

Dọc dòng kênh xáng với dòng nước trong leo lẻo chỉ có cá rô và cá sặc, thỉnh thoảng vài ba con cá bả trầu chui lủi trong đám rong đuôi chồn nằm tận đáy kênh như mọc lên giữa lòng pha lê xanh biếc. Sự yên tỉnh của vùng làng quê nghèo nàn thuộc khu kinh tế mới tưởng chừng như bình lặng trước sóng gió thị trường, cố níu kéo sự thanh tịnh bình dị như làn gió, ánh trăng… người thành thị đến đây như bắt gặp hình ảnh trong tranh vẽ của một thời xa xưa – Thế giới của sáo diều cùng mục đồng thả trâu gặm cỏ. Những tưởng có thể hòa mình vào ký ức cùng vũ trụ thanh khiết…. Thế nhưng hình ảnh thơ và đẹp đó đã bị phá vở bởi dư  âm sóng ngầm đô thị. Trẻ em ở đây lác đác đã có hiện tượng ghiền heroin, tuy ít nhưng nạn trộm cắp lại xảy ra “hơi bị nhiều” dù những vật mất đi có giá trị không là bao. Đó là sản phẩm của sự giàu có đột ngột của nhiều gia đình nhờ bán đất. Những cậu quý tử tập tành cho giống dân chơi sành điệu thời thượng. Những nhà không có nhiều đất để bán thì nuôi mộng đổi đời bằng cách khác nếu  có con gái đương độ xuân thì : gã cho Đài Loan. Những cô gái trẻ tự biến mình thành món hàng khi nhào ra thành phố đứng sắp hàng cho người ta lựa về làm vợ. Chung qui cũng chỉ vì nghèo nhưng lại muốn giàu nhanh bằng chị bằng em. Báo chí và Đài đã “la làng“ khản cổ rằng : chớ ! Bởi đã có những số phận bất hạnh khi lấy chồng xa xứ, biết bao cánh hoa đã tan tác nơi xứ người….. nhưng báo chí la thì cứ la còn người ta muốn lấy thì cứ lấy. Cứ như là bệnh dịch chưa có thuốc chữa.

Có lần tôi đọc một tờ báo, thấy có một quốc gia nào đó ( tôi không nhớ tên ) đóng thuế 50.000 USD cho một người nước ngoài kết hôn với một công dân nữ của bản xứ. Thoạt nghe thì kỳ kỳ nhưng ngẫm lại thấy có lý. Xét cho cùng, con người sinh ra trong một đất nước, một gia đình, được nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn, khó khăn lắm mới dạy dỗ được thành người, thế mà chỉ một ít tiền bỏ ra, người ta đã “nẫng” đi mất. Nghĩ thật xót xa cho cái công xúc tép nuôi cò. Chẳng lẽ con người không phải là một thứ tài sản quý của quốc gia ?

-         Anh ơi ! ngừng lại một chút.

Tiếng người phụ nữ “Sumo” cất lên đồng thời với những cái đập đập nhẹ lên vai làm tôi giật mình rà thắng, ngơ ngác nhìn đoạn đường còn chưa đến đích. Chưa kịp hỏi lý do thì chị đã nói luôn :

-         Anh chờ một lát để tôi lấy thuốc ra ngoài.

À ra thế ! cũng chỉ còn một đoạn ngắn nữa là đến Trường Xuân. Từ đó có thể đi Mỹ An, Cao Lãnh hoặc Cai Lậy hay Long An. Trường Xuân giống như một trung tâm để từ đó đi về nhiều hướng.

Tôi ngừng xe sau khi rẽ vào một bên đường có bóng cây rậm rạp. Chị xuống xe một cách nặng nhọc trước khi dúi vào tay tôi một gói Hero rồi dặn dò :

-         Anh ngồi hút thuốc chơi, đợi tôi lấy thuốc trong người ra, cũng gần đến nhà rồi, cảm phiền nhé !

Tôi cầm gói thuốc rồi cười nói vài câu lấy lệ để chị yên lòng bước vào phía sau hàng cây. Trên tay chị là một cái bao đã được cuộn lại gọn gàng.

Tôi châm thuốc rít một hơi thật dài rồi bật cười một mình khi tự hỏi không biết gói thuốc mình đang hút đây được giấu nơi nào trong thân thể chị. Từ Tràm Chim đến đây coi như đã thoát nạn. Đoạn đường dù ngắn nhưng cũng có thể dài ra bất kỳ lúc nào bởi trời có thể mưa hoặc hư xe, bể bánh… tất cả những thứ đó đều có thể trở thành “đại nạn” vì đường thật vắng vẻ, hai bên đồng không mông quạnh. Vài ba cây số mới có một căn nhà cất liền với ruộng lúa. Thỉnh thoảng ta có thể bắt gặp hàng đàn cu đất  nhởn nhơ đi dạo giữa đường thấy mà ham, cứ như bầy bồ câu đã có chủ nuôi.

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 10.000 km kênh rạch chằng chịt. Có bao nhiêu sông rạch thì cũng có bấy nhiêu con đường cùng sóng đôi. Chỉ tiếc là phần nhiều những con đường nông thôn Đồng Tháp chưa được hoàn chỉnh. Cứ mỗi độ lũ về một số đoạn lại bị cuốn trôi, phải làm lại. Cuộc chiến giữa Sơn thần và Thủy tinh vẫn liên miên bất tận. Người dân vẫn phải đổ mồi hôi sôi nước mắt để chống chọi với lũ. Đê bao càng nhiều lũ càng dâng cao bởi dòng chảy chật hẹp , nước càng chảy xiết và dĩ nhiên sức tàn phá cũng dữ dằn hơn. Đây quả là bài toán nan giải. Những con đường càng bị đe doạ khi ở tình trạng lưng lửng. Ví như con đường này thôi cũng đã là một dấu hỏi. Về cơ bản nó đã hoàn thành mấy năm trước, nhưng vẫn không đưa vào sử dụng vì chưa có cầu và vì một số đoạn còn dang dở, để rồi sau mỗi cơn lũ đi qua đều phải làm lại. Không lẽ sau cơn lũ mới có đủ cái gọi là “kinh phí” còn trước đó thì không ? chuyện làm chuồng sau khi đã mất bò hoặc “nước đến trôn mới nhảy” vẫn là câu chuyện dài được lập đi lập lại nghe đến phát ngán.

Cũng may đã có quốc lộ 62.

Từ Trường Xuân đến Tân Thạnh, hướng về Thạnh hóa để đi Tân An là con đường thật lý tưởng được cả nước biết đến nhờ vai trò cứu hộ bao gia đình thoát qua cơn lũ dữ năm Canh thìn. Trong biển nước bao la, quốc lộ 62 nổi lên như phao cứu sinh, một Sơn thần hộ mạng và bảo vệ tài sản người dân một cách thần kỳ. Phải chăng đó là hiệu quả của  bàn tay không đánh trống bỏ dùi ?

Khoảng cách từ Thạnh Hóa đến Lê Minh Xuân theo đường chim bay chỉ trong chớp mắt, thế nhưng……..làm sao “bay” được ? Đành phải đi vòng qua “cùi chỏ” Tân An – Bến Lức xa gấp độ ba lần. Nghe nói Nhà nước sắp làm đường từ Thạnh Hóa sang Đức Huệ mà nôn nao trong lòng. Vì đó chính là đường “chim bay” mà mọi người ao ước. Nếu có nó, việc đi lại thăm nom người thân của tôi cũng sẽ dễ dàng hơn.

- Xong rồi anh ơi !

Tôi ngoái nhìn lại phía sau. Người phụ nữ đội lên đầu một bao lớn với tất cả thuốc lá trong người được dồn vào đó, giờ đây trông chị gầy nhom, khác rất xa so với lúc nảy. Chị bước thoăn thoát đến bên tôi rồi đặt bao lên xe. Tôi nhìn kỹ khuôn mặt chị.  Cũng không đến nỗi nào nếu không muốn nói là có ẩn chứa nét đẹp thị thành ,với chiếc mũi cao đã qua thẩm mỹ và đôi mắt  được cắt thành hai mí, có điều gương mặt hơi rám nắng và gầy không dấu được vẽ mệt mỏi. Gương mặt tạo cảm giac quen quen như bất kỳ khuôn mặt nào cắt mắt sửa mũi.

Tôi mở nắp thăm lại bình xăng rồi hỏi một câu lấy lệ :

-         Nhà chị ở gần đây hả ?

Chị nhìn tôi rồi cúi xuống phủi phủi gấu quần :

-         Không ! chỉ là nhà người quen.

- Vậy chị ở lại đó hay tiếp tục về nhà ? – Tôi hỏi với chút hy vọng được chở thêm một cuốc nữa kiếm thêm ít tiền.

-         Nhà ở đâu mà về, tôi làm gì có nhà – Chị bỗng thở ra với giọng chán chường.

Tôi thật sự ngạc nhiên, buột miệng hỏi một câu vô duyên đến không ngờ :

-         Không lẽ sống …..lang thang ?

   Chị nhìn vào mắt tôi, không có vẻ gì là giận nhưng giọng nói thì hơi gắt :

-Nhiều chuyện quá đi.Ừ ! cứ cho là sống lang thang đó,liệu có giúp gì được nhau không mà hỏi hoài vậy”Đại ca” ?-Đột nhiên chị đổi giọng giang hồ.Tôi tò mò nhìn chị kỹ hơn rồi nói như  thầy bói:

-Thu?ng đình rộng, nhân trung sâu,vành tai nhô,trái tay dài,miệng rộng…nhìn chung gương mặt chị không phải người cơ cực. Nếu có vất vả cũng chỉ tạm thời…Xin lỗi năm nay chị bao nhiêu tuổi?-Tôi đường đột.

Anh nhìn của chị thoáng ngỡ ngàng rồi chuyển sang giễu cợt:

-Chà,định làm thầy bói hả ? 39 tuổi,đâu anh thử nói xem vận mạng tôi như thế nào,tốt hay xấu ?

Tôi bấm địa chi,tính thiên can rồi nói một hơi:

-Chị sinh năm quí mẹo ,thuộc cung ly,mạng kim bạch kim.Giọng nói nhẹ mà thanh.Nước da mịn tuy có bị rám nắng do nghề nghiệp,cộng với dáng vẻ khuôn mặt  thì đã trên trung bình.Nhất dáng nhì bì tam thanh tứ sắc.Ba cái sau xem ra đều tốt.Duy chỉ có dáng thì tôi chưa được nhìn kỹ,nhưng không sao,nếu được coi thêm chỉ tay và tìm thêm vài ẩn tướng,tôi cũng có thể đoán được số phận chút ít,duy chỉ có mục ruồi ở mép trên là hơi có vấn đề.

Chị trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên:

-Anh biết coi bói thật sao ?

Tôi “nổ”:

-Đã có lúc sống bằng nghề coi tay coi tướng đấy nhé ! Công an bố quá mới  chuyển sang nghề “bôn xế nổ” ,cũng lậu nốt nhưng”cơ động” hơn.

Chị nài nĩ:

-Vậy…nhờ anh coi dùm tôi một quẻ xem  có thay đổi được gì không.

Bàn tay chị ngập ngừng xòe ra trước mặt tôi.

-Coi  ở đây à ?- Tôi nói rồi nhìn tư bề gió lộng.

Chị cười bẻn lẻn:

Ờ há ! Thôi thì mời anh tới quán nước của người quen gần đây uống một ly cà phê.

Chúng tôi cùng đi thêm một đoạn chừng non cây số.Chỉ còn một quãng đường ngắn là đến Trường Xuân .Tôi ngừng xe trước quán chị chỉ,  vác dùm bao thuốc lá vào tận trong nhà gửi bà chủ quán.

Tôi không phải là nhà báo, càng không phải nhà văn lại học đòi viết lách, đang tìm đề tài viết bài ký để dự thi do hội Văn Nghệ Long An tổ chức ,nhưng làm gì có tư cách để xọc vào các cơ quan xin số liệu,càng không có cơ hội để tiếp xúc với những “Đầy tớ” khả kính.Những người mà chúng tôi chỉ có dịp gặp gở thực sự cởi mở vui vẻ chân tình trong thời gian...trước khi bầu cử. Còn sau đó thì “Nghìn trùng xa cách,người đã đi rồi, còn gì đâu nữa mà khóc với cười...”Thôi thì đành phải lượm lặt tin tức từ những quán cà phê hoặc từ chị bán bún cá hay như chị bán thuốc lá này đây….có khi những điều tôi nghe được đều là tin vịt nhưng có cái bù lại là những bức xúc của họ có sức lan tỏa làm động lòng người. Thành thử được nghe tâm sự của một đời người có khi cũng mở ra được nhiều điều. “Mỗi mãnh đời là một câu chuyện, nếu biết khai thác sẽ không thiếu đề tài”- Tôi đã đọc ở đâu đó một câu tương tự như vậy và trở thành kẻ nhiều chuyện lúc nào không hay. Đảo mắt nhìn  chung quanh. Quán vắng vẻ với cách bài trí đặc trưng nhà quê : vài cái bàn, dăm cái ghế, phía trên treo quầy chuối và dăm bọc kẹo bánh cùng với đường, bột ngọt, xà bông… có nghĩa là chủ quán kiêm luôn nghề bán tạp hóa – Một quán nghèo. Giọng Khánh Ly từ chiếc máy cassett nhỏ làm tôi hơi sững người : Biệt ly……nhớ nhung từ đây…….chiếc lá rơi theo heo may…….người về có hay…..

Ừ ! thì có gì để ngạc nhiên đâu ? ở nông thôn người ta nghe nhạc cũ hoặc cải lương là chuyện bình thường…..thế nhưng bài hát ấy gợi nhớ bao điều trong tôi. Dường như mọi bài hát hay đều gắn liền với một kỹ niệm, một làn gió hoặc một không gian nào của tiềm thức trong tâm trạng tỉnh lặng. Không thể có chung lời ca hay cho tất cả mọi người. Không gian này và lời ca ấy làm tôi ngạc nhiên . Phải chăng chủ quán cũng là người có tâm sự khi nghe những lời ca đã đi vào ký ức ?

Tôi đưa mắt nhìn theo chiếc muổng từ bàn tay đang khuấy nước của chị mà suy nghĩ vu vơ.

Dường như mọi phụ nữ trên đời này đều

 thích coi bói(!).

   Với chút vốn coi tay coi tướng ba trợn ba trạo của tôi được tiếp thu hồ lốn trong thời gian thất nghiệp nằm khào đọc sách tử vi,dịch,ngũ hành…Vậy mà cũng có khối người tin,trong khi số phận của bản thân thì bói mãi không ra.Thật lòng mà nói thì  xem bói cho một người,có khi tôi chỉ nhờ vào trực giác hoặc bằng kinh nghiệm khi liên tưởng đến số phận của người khác mà mình đã từng gặp gỡ trong đời.Đem sự liên tưởng ấy áp dụng cho mỗi trường hợp giống nhau như một sự lập lại.Kết quả…có khi trúng khi trật.Nhưng thường thì trong mười chuyện có một chuyện trúng thì cũng đã là hay.Khi đã khơi đúng mạch thì “thân chủ” sẽ tự động kể ra tâm sự tràng giang đại hải,lúc đó thầy bói chỉ việc nghe để nhớ,đôi khi “vuốt” theo vài câu đưa đẩy.Kết quả bao giờ thầy bói cũng  trở thành nhà tư vấn bất đắc dĩ.

   Sau khi đã khơi đúng mạch ngay từ đầu và một hồi nói nhăng nói cuội,tôi được nghe chị kể nhiều chuyện về cuộc đời mình.

   Ơ đời, nhiều chuyện nghĩ cũng ngộ.Có những chuyện thuộc về bí mật,người ta dấu tất cả mọi người,nhưng sẳn sàng thố lộ với người lạ hoắc  là huơ như …thầy bói .Làm như  thầy bói có thể tháo gỡ được mớ bòng bong trong lòng họ không bằng.

   Qua câu chuyện tôi được biết chị tên  Đào ,có chồng và hai con.Con thì hiện đang sống với bà ngoại,chồng  theo vợ bé.Bản thân chị bị nhà chồng ruồng bỏ vì trót gây ra nợ nần đến mấy trăm triệu do làm chủ hụi bị giật...Câu chuyện na ná như những chuyện tôi đã từng đọc trên báo.Có một điều trong câu chuyện của chị làm tôi chú ý,đó là chuyện chị đã từng làm chủ một sạp vải ở phường 5 quận 5 thành phố Hồ chí Minh.

Tôi hỏi hú họa:

-Chị có biết bà hai An làm ở phòng thuế ?

Chị nói như reo:

-Má nuôi tôi đó!Bà Nguyễn Thị An phải không? cả phòng thuế phường 5 chỉ có một mình bà tên An thôi.Ủa! Mà sao anh biết?

Tôi bị bất ngờ nhưng cũng ậm ự trả lời nhát gừng:

-Quen thân là khác...

chị nói chị biết rành về cuộc đời Má An  từ khi bà còn làm nhiệm vụ xử lý thuế ở phường 5 .Chị đã nghe nhiều người kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bà-Người đã trải qua hai thời kỳ kháng chiến và bị bắt đày Côn Đảo khi đang hoạt động trong đội biệt động thành.Trong sáu năm bị tù đày thì đã bị biệt giam chuồng cọp hết một năm , chỉ được trả tự do dưới dạng trao đổi tù binh.

Những điều chị nói tôi biết rất rỏ,nhưng vẫn muốn nghe  để thẩm định mối quan hệ về một người vừa xa lại vừa gần đối với tôi.Nhiều lần tôi định viết về bà mà không sao thực hiện được.

Tôi hỏi cầu may :

-Chị có biết con gái út của má Hai không?

Chị nói luôn một hơi:

-Con C chớ gì ?Làm sao mà không biết.Tội nghiệp,con nhỏ dễ thương như vậy mà vớ phải thằng chồng không ra gì,nghèo xác nghèo xơ đến nổi phải thân tàn ma dại.

   Giọng chị kéo dài chữ “ nghèo xác nghèo xơ” nghe thật dễ ghét  (cứ làm như hiện giờ chị ta giàu có lắm vậy!)

- Cái ngày con nhỏ bỏ mẹ nó sống một mình để đi theo thằng chồng về dưới quê ở tận miền tây thì má An cũng đã về hưu , sống với cha già  hơn tám mươi tuổi nơi một làng quê nghèo thuộc ngoại thành giáp ranh Long An, trong túp lều tranh lụp xụp ở cái nơi mà điện nước còn chưa tới được,  phải chạy gạo ăn từng bửa.Tuổi  sáu mươi mà còn phải săn sóc cha già

gần kề lổ huyệt.

-Sao chị biết rành vậy ?

-Thì chính bả kể tui mới biết.Bà ấy về nơi đó làm nghề se nhang,vài ngày mang ra phường 5 bán một lần,tụi tui mua ủng hộ,có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu,nói nào ngay, bả sống cũng được lòng mọi người.Còn con nhỏ út theo chồng bảy tám năm không một lần về thăm, cũng không thư từ tin tức.Đùng một cái, trở về với tấm thân tàn tạ ,dắt theo một thằng bé gầy gò mắc bệnh câm điếc, khóc lóc xin đuợc trở về sống với bà.Thôi thì lá cũng đã về cội,vừa thương vừa giận con, bà chỉ còn biết nguyền rủa cái thằng rể khốn kiếp làm cho đứa con gái cưng của bà ra nông nổi.Cái thằng ngay từ đầu bà đã thấy khó ưa, lúc nào vẻ mặt cũng khinh khỉnh làm như ta đây tài giỏi hơn người,có chăng là giỏi tài nói khoác,Chỉ tại con bà thương yêu nó một cách mù quáng để bây giờ ra như thế này.Bà hận thằng rể thâm xương, không cho nó bước chân vô nhà.Năm ba tháng nó lên thăm vợ con một lần ,ở một hai ngày rồi đi.Cứ mỗi lần gặp mặt nó,máu “Biệt động “ trong người bà lại muốn nổi dậy.Thằng đó  biết vậy nên lần nào lên thăm con cũng không dám ở lâu.Nếu ngày xưa con nhỏ chịu nghe lời bà lấy đại bất cứ người nào trong đám thanh niên đeo đuổi chỉ trừ thằng đó ra thì cuộc đời cũng không đến đổi…Ua,anh là ai  mà sao hỏi nhiều dữ vậy ?

(Nảy giờ tôi có nói gì đâu mà bảo là hỏi nhiều?)-Tôi cố nín cười:

-Tôi là người từng đeo đuổi C.

Chị giương mắt ngó tôi rồi nữa đùa nữa thật:

-Xem bộ vó của anh bị cho ra rìa là phải.Nhưng mà nè! Coi bộ cũng còn đường binh đó nghe.Gái một con như thuốc ngon nữa điếu.Có điều lâu rồi tôi không gặp mẹ con má An,phải chi biết nhà tôi sẽ cho anh địa chỉ để tìm gặp người mà anh từng đeo đuổi.Biết đâu anh là người có duyên phận ở nữa điếu thuốc sau cũng không chừng.Mà tôi có cảm tưởng nếu có thành đôi thì cái số con nhỏ đúng là...Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.

Bỗng nhiên chị chuyển đề tài :       

 -Anh chạy xe thu nhập có khá không?

Nhìn mụt ruồi nơi mép chị thầm phục kinh nghiệm người xưa- Quả thật là mụt  ruồi nhiều chuyện,danh bất hư truyền-Tôi trả lời:

 -Tàm tạm.

          -Sao không có nón bảo hiểm ?

-Chạy ngày nào ăn hết ngày đó,tiền đâu mua ?Xe hư còn không có tiền sửa.Tai nạn chừng nào đến hẳn hay,trước mắt ngừa chết đói trước đã.

Chị ngoái nhìn ra đường,nơi chiếc xe tôi đang dựng gật gù ra vẻ thông cảm.Bỗng chị đứng bật dậy gọi lớn:

-Thủy,Thủy

Người phụ nữ vừa chạy vụt xe ngang đường vội quành lại.Họ tíu tít với nhau.Thì ra đây chính là người bạn mà nữ “phi hành gia” đã đã nói đến trên đường đi.



Sau một hồi líu lo, họ khiêng bao thuốc rồi đèo nhau đi mất bỏ lại tôi ngồi một mình với nổi buồn ập đến. Từ phía chân trời thấp thoáng đàn cò sà xuống ruộng. Ngọn gió từ phía ấy thổi thốc tới mang theo hơi hướm từ một vùng đất xa xôi ở tận chân trời – cái vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân. Đã tám tháng nay tôi chưa đến đó. Nổi nhớ nhung cứ cồn lên từng đêm khắc khoải, không biết mẹ con em giờ này đang làm gì. Ôi đứa con tật nguyền, bao giờ con mới gọi được tiếng ba như bao đứa trẻ khác trên đời ? C ơi, tha thứ cho anh – Một người chồng có tình yêu mà không làm ra được tiền bạc và nhạc mẫu ơi! Bao giờ người mới tha thứ cho con…..

                                                                                                                                 2003

người tìm thời

                           
            Khi Vinh trôû veà nhaø, chò cuûa anh ñaõ cheát tröôùc ñoù gaàn moät naêm vì lao phoåi. Vinh trô troïi, laïc loõng trong maùi nhaø tranh xieâu veïo aån giöõa vöôøn caây ñaày coû daïi. Nhöõng ngaøy ñaàu, choøm xoùm cuõng coù ñeán thaêm hoûi, ngoài noùi chuyeän taàm phaøo nhöng vì coøn phaûi laøm luïng vaø vì thaáy anh cuõng lô laø neân sau ñoù chaúng ai baän taâm ñeán anh nöõa. Gaàn suoát thaùng, Vinh naèm im lìm nghó veà kyõ nieäm, veà cuoäc ñôøi. Anh quyeát ñònh baùn maûnh saân cuøng caên nhaø ñaõ ñöôïc söûa sang sô saøi, roài vaùc ba loâ coùc ñoùn xe ra thò xaõ, khoâng buoàn chaøo hoûi ai ôû caùi vuøng heo huùt naøy.

TIẾNG SÉT

                                    [IMG]
Khoâng phaûi laø tieáng töø treân trôøi nghe ñinh tai, cuõng khoâng phaûi laø bieåu töôïng cuûa ngaønh Böu chính vieãn thoâng. Noù dieãn ra thaàm laëng khoâng ai bieát, nhöng cuõng ñoät ngoät nhö teân goïi. Ngöôøi bò ñaùnh khoâng ñeán noåi cheát nhöng cuõng “ töng töûng “ , nheï thì choác laùt coøn naëng thì…… tuyø theo theå traïng. Baïn coù bao giôø nghe noùi ñeán tieáng seùt aùi tình laàn naøo chöa ? Noù ñoù ! Coù nghóa laø hai ngöôøi chöa heà quen bieát laàn ñaàu tieân gaëp nhau theá laø chung quanh ñaát trôøi hoa laù boãng töôi ñeïp hôn, cuoäc soáng ñaùng yeâu hôn vaø cho duø theá giôùi naøy saép taän theá ñeán nôi ñoái vôùi hoï cuõng chæ laø chuyeän nhoû. Ñieàu quan troïng hoï muoán bieát laø “nöõa kia” ñaõ thuoäc veà “nöõa” naøo chöa. Neáu laø chaøng trai thì seõ mô öôùc ngöôøi aáy laø chieác “xöông söôøn “ cuûa mình baáy laâu thaát laïc, coøn neáu laø nöõ hoï muoán bieát traùi caám ñang chaïy leân chaïy xuoáng ôû coå chaøng trai kia coù phaûi laø cuûa naøng ñöa cho chaøng…… hoài ñoù hay khoâng. Toùm laïi laø hoï thaáy cuoäc ñôøi hoï “ döôøng nhö “ ñaõ thuoäc veà nhau, neáu khoâng ñöôïc gaëp laïi nhau hoï thaáy vaät vôø nhö con nghieän leân côn, hoäi chöùng ñoù ngaøy xöa ngöôøi ta goïi laø töông tö. Ñoù laø toâi nghe baïn beø “kinh nghieäm “ keå laïi, rieâng toâi thì chöa bao giôø ñöôïc haân haïnh ñaém mình trong thuù ñau thöông ñaày thi vò aáy.