Thứ Ba, 3 tháng 6, 2025

Chó không phải chó.

 Có hàng chục chú chó được thế giới vinh danh không chỉ bởi lòng trung thành  mà còn nhờ vào những khả năng, thành tích mà con người khó lòng đạt được như : Tìm người mất tích, theo dấu tội phạm, cứu hộ, phát hiện ma túy, chất nổ... Những chú chó sĩ quan trong quân đội lập nhiều chiến công, cũng được  thưởng huân chương, được thăng quân hàm như người, khi chết còn làm lễ đưa tang, được tạc tượng, lập bia mộ và làm lễ kỷ niệm hàng năm.

 

Con chó. Cho dù có bị đánh đến chết đi sống lại, có bị bỏ đóI đến kiệt sức, cũng không bỏ chủ mà đI. Cho dù chủ nó có là ăn mày thì nó cũng một lòng theo cho đến chết.

Lòng trung thành và tình cảm của nó đối với chủ đã được chứng minh qua hàng ngàn năm. Không cần bàn cãi.

 

Gần nhà tôi có bà Năm, năm nay đã gần tám mươi tuổi, sống một mình và một con chó  mực trong căn nhà gạch đơn sơ, mái lợp tôn cũ kỹ, tường vôi loang lổ. Bà là mẹ liệt sĩ.  Con trai duy nhất của bà đã hy sinh trong chiến tranh nam bắc, để lại bà cô độc  những ký ức và nỗi nhớ nhung khôn nguôi.

   Mực không phải là một con chó bình thường. Nó nhỏ con, lông đen bóng,. Với bà Năm, là đứa con tinh thần, là niềm an ủi duy nhất trong những ngày tháng cô đơn.

   Mực  rất khôn. Mỗi sáng, khi bà Năm dậy sớm nấu một thứ gì đó, nó thường nằm  dưới chân bà, đôi mắt nhìn bà như muốn hỏi: “ mẹ đang vui hay buồn”?

Có lần bà Năm bị cảm, nằm liệt giường, nó không rời bà nửa bước, cứ nằm bên cạnh, thỉnh thoảng lấy mõm dụi vào tay bà như an ủi.

   Một hôm, bà Năm đi chợ, cố tình để lại túI tiền nơI ngưởng cửa, mực chạy theo, ngậm túi tiền đưa cho , bà rất vui , tự hào vì sự khôn lanh của nó.

Những buổi chiều , bà Năm hay ngồi trước hiên nhà, nó luôn nằm bên cạnh . Bà kể cho nó nghe những câu chuyện cũ, về thời con trai bà còn sống, về những ngày chiến tranh khốc liệt, về những giấc mơ không bao giờ thành hiện thực. Nó lắng nghe, đôi tai tai vểnh lên, như thể  hiểu từng lời.

Có lần, một con rắn lục lẻn vào nhà, nó sủa inh ỏi, xua con rắn đi trước khi bà Năm kịp phát hiện. Bà nhìn theo con rắn bò đi mà cảm thấy con mực nhà ta quá giỏi.

Nhưng rồi, một buổi sáng , nó biến mất.

Sáng hôm ấy, bà Năm dậy sớm như thường lệ, nấu nồi cháo, gọi mực nhưng không thấy . Bà nghĩ có lẽ nó chạy ra đường chơi, nhưng đến trưa, rồi chiều, mực vẫn không về. Bà Năm bắt đầu lo lắng. đi khắp xóm, hỏi từng người.

 Không ai thấy.

Bà ngồi thẫn thờ trước thềm , mắt nhìn xa xăm ra con đường  dẫn vào xóm, hy vọng chó của bà chỉ đi lạc, như con heo nhà kia ở cạnh bìa rừng   từng bỏ đi , rồi một hôm dẫn cả bầy heo con mũm mĩm về khi chủ của nó ngỡ đã không bao giờ còn gặp lại .

 

Cùng lúc đó, ở một nơi nào đó, trong một quán nhậu , một nhóm người ngồi quanh bàn, trên mâm bày đủ món: thịt chó luộc, chó nướng … tiếng cười nói râm ran ăn uống no say. Trong số những miếng thịt trên bàn, có một phần là mực – con chó khôn ngoan của bà Năm. Nó đã bị bọn trộm  bắt đi khi trời vừa hừng sáng, bị giết bằng một phát súng điện nhanh gọn, tàn độc. Những người ngồi nhậu không hề biết, và có lẽ cũng chẳng quan tâm, rằng miếng thịt họ đang ăn từng là một người bạn, người con, là niềm vui, niềm an ủi của bà lão nghèo .

Con  chó dù có dễ thương hay khôn ngoan cách mấy thì với bọn cẩu tặc, chúng cũng chỉ là chó thịt

 

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê An Giang, nơi đạo Phật giáo Hòa Hảo thấm sâu vào từng ngõ xóm. Tôn giáo này không chỉ dạy về lòng trắc ẩn, đạo làm ngườI mà còn đặt ra những giới luật nghiêm khắc, trong đó  cấm tiệt không được ăn thịt chó, trâu, bò. Với tôi, điều này không chỉ là giới luật, mà là một phần bản sắc, của người trong đạo.

Còn nhớ, lúc chưa giải phóng. Làng tôi có ông Ba Xị , lén lút mần thịt chó. Nấu nướng như thế nào mà mùi thơm bay lan khắp xóm. Có người đi mét với ông cả Làng. Vậy là ông ba bị phạt , phảI bưng nồi thịt chó đi diễu quanh nhà đọc giảng hết mấy vòng , còn bị quỳ hương. Xong. Mang nồi  chó đổ xuống sông.

 

Ấy vậy mà không biết từ khi nào, thịt chó đã trở thành món ăn nhậu công khai được phổ biến rộng rãi ở các chợ búa như bây giờ.

 

Giải phóng miền nam mới đó mà đã nữa thế kỷ.

Năm mươi năm, đủ để một đứa bé trở thành lão già “tri thiên mệnh”.

   Gần năm mươi năm trước, xã hội Việt Nam còn trong thời bao cấp, thiếu thốn đủ thứ. Cơm không đủ no, áo không đủ mặc, người ta sống dựa vào tem phiếu. Bữa cơm thời đó thường độn khoai sắn, bo bo. rau luộc, cá khô…

Thịt mỡ là thứ hiếm, chỉ xuất hiện trong những dịp được phân phối theo tiêu chuẩn. Nhưng người trong đạo PGHH vẫn không dám đụng tới thịt chó.

    Thịt chó giờ đây với một số người, không còn là nhu cầu để sinh tồn, mà là một thứ “đặc sản,” một cách thỏa mãn cho tính  phàm ăn không thể xóa được cho dù họ đã trở thành ông to bà lớn.

   Ai đó đã nói :”Thịt chó là một nét văn hóa”, nhưng ở quê tôi, cái “văn hóa” này còn lâu mới được chấp nhận.

      Có thể do thiếu thốn thèm khát tự ngày xưa nên  đành phải vậy, còn giờ đây, thế giới đã thay đổi.

   Những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát. xe hơi lướt đầy trên đường, điện thoại thông minh có trong tay hầu hết mọi người. Sự tiến bộ của khoa học đã đưa Việt Nam từ một đất nước nghèo khó trở thành một quốc gia hiện đại, với những bữa tiệc xa hoa.

Chỉ mới năm mươi năm mà loài người vượt xa hơn hàng ngàn năm cộng lại.

   Từ chỗ  không biết gì, con người đã phóng tầm nhìn ra toàn thế giới. Nắm bắt thông tin trên quả địa cầu chỉ trong tích tắc.

   Công nghệ chiến tranh vượt xa hàng chục. không, là hàng trăm lần khủng khiếp hơn truyện PHONG THẦN. Cứ nhìn về cuộc chiến ở Trung đông và cuộc chiến ở châu âu đang diễn ra mà thấy kinh hồn  với các loại vũ khí giết người ngày nay.

Trí tuệ nhân tạo thay thế gần như tất cả những tư duy, tính toán và hầu như làm chủ trong mọI cuộc chơI.

(Ngay cả cái truyện ngắn này tôi cũng đã nhờ AI  Grok “đẻ” ra (chưa đầy một phút). Phần còn lại là cắt tỉa, thêm thắt để kịp có tác phẩm góp mặt  kỷ niệm 50 năm VHNT AG).

  Năm mươI năm. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Không thể cào bằng để tính bình quân thu nhập đầu ngườI. Quan tham lộ mặt có tàI sản hàng trăm, hàng ngàn tỷ. Còn những tên tham quan chưa lộ mặt có bao nhiêu vàng bạc thì…chỉ có trờI biết !

Con người – Sinh vật đứng đầu mọi chuổi thức ăn. Càng mạnh, càng giàu thì càng sống để ăn.

Những món ăn đắt như vàng chỉ dành cho  đại gia. Có thể kể ra vài món như : Trứng cá tầm bạch tạng, Nấm Truffle Trắng Alba, Grand Velas Tacos . ..Nhẹ hơn thì có Thịt Bò Kobe, Yến Sào,vi cá, Thịt Heo Muối Iberico, cua hoàng đế, óc khỉ…

 những chai rượu có giá hàng chục triệu tuôn chảy như suối trong những buổi tiệc của quan chức cùng vớI những doanh nhân mà dân thường không bao giờ vớI tớI.

 sự ăn uống cầu kỳ bấy nhiêu còn chưa đủ, có khi  đi kèm với những món ăn xa xỉ ấy còn xen lẫn cả món thịt chó như một sự hoài niệm.

 

không thể không nghĩ về sự bất nhân  của con ngườI hình như tỷ lệ thuận với sự phát triển  của khoa học trong trận đại dịch COVID  vừa qua.

   Ở một đất nước mà các giá trị nhân phẩm và lời nói thay đổi từng ngày. Những kẻ rao giảng đạo đức hôm trước, hôm sau đã biến thành tội phạm. Lương y bỗng thành kẻ giết người. Công an buôn ma túy, kiểm lâm tiếp tay bọn phá rừng . Quản lý thị trường bao che cho hàng giả…hầu như ngày nào báo chí cũng đăng những tin như vậy. Không nơi này thì cũng nơi khác. Lời rao giảng đạo đức chỉ là khẩu hiệu. Họ toàn là cán bộ cấp cao, có tầm ảnh hưởng đến cả quốc gia.

Bọn khốn ấy không bằng chó.

Những tòa nhà chọc trời, những chiếc xe hơi bóng loáng, không thể che lấp được sự thiếu hụt về văn hóa.

Trong khi xã hội đã không đến nỗi thiếu thốn lương thực thì Thịt chó được bày bán công khai  quả là quá đối nghịch với một xã hội văn minh.

   Chợt nhớ đến lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Lão Hạc cũng nghèo, cũng cô đơn, và cũng có một con chó – cậu Vàng – là nguồn an ủi duy nhất. Lão yêu cậu Vàng như yêu hình bóng đứa con trai, nhưng vì nghèo đói, vì không muốn trở thành gánh nặng cho con cái, hàng xóm…lão đã chọn gửI gắm...tiền bán con chó ấy và tự kết liễu đời mình.

   Bà Năm cũng vậy, nhưng số phận của bà còn buồn bã hơn. Bà không chuẩn bị trước cho cuộc chia ly, mà  đau đớn bởi bị tước đoạt bất ngờ tàn nhẫn.

Cùng là nghèo khổ nhưng sự thương yêu con vật có tâm thế và “văn hóa” rất khác nhau . Một người nuôi để thịt còn một người nuôi chỉ để cưng chìu.          Bà Năm, và với nhiều, rất nhiều người ,coi chó như người thân.

Trong đời, không gì đau khổ hơn bị cướp mà không thể kêu được cùng ai. Bà bị mất chó như mất con, mất thứ tàI sản trân quý nhất. Nối Cô đơn của bà càng thê thảm hơn.

Bất chợt căm giận bọn trộm chó, căm giận cả sự thờ ơ của chính quyền.

   Ở Việt Nam, luật pháp dường như quá nương tay với bọn chúng. Chúng không chỉ lấy đi một con vật, mà còn cướp đi niềm vui, niềm an ủi, là tráI tim của những người chủ nuôi.

   Với tôi, đó không chỉ là một hành vi phạm pháp, mà là một tội ác.       Không thể đánh đồng bọn chúng với tội trộm vặt. Một con chó không chỉ là vật nuôi, mà là thành viên trong gia đình, là người bạn trung thành. Việc giết chó không phải của mình tự tay nuôi dưỡng, phải xử nặng hơn tội trộm cướp. Tội bắt chó có thể sánh ngang với tội “bắt cóc”.

…Và tôi hiểu thế nào là  căm giận khi phát hiện con chó yêu quý của mình bị giết hại. (tha thứ cho tôi  gật gù ,cười mím mỗi khi thấy báo chí đưa tin có tên trộm chó bị người dân đánh đến chết khi bị bắt quả tang).

 

Những ngày sau, bà Năm như người vô hồn. Bà ngồi trước hiên nhà, mắt đỏ hoe, không nói không rằng. Bà không ăn uống gì nhiều, chỉ lẩm bẩm gọi tên mực. Có lần, tôi thấy bà cầm cái bát cũ của mực, mắt nhìn xa xăm. Tôi cố an ủi, nhưng làm sao xoa dịu được nỗi đau của một người đã mất đi người thân cuối cùng? Bà vẫn hy vọng, như cách người ta chờ đợi một phép màu. Bà kể tôi nghe chuyện con heo của nhà  nọ, bỏ đi cả tháng rồi trở về với bầy con. “Biết đâu mực của bà cũng thế, nó lạc đâu đó, rồi sẽ về,” bà nói, nhưng ánh mắt không dấu nổi sự vô vọng.

 

Thời gian trôi. Mực không trở lại. Bà Năm ngày càng yếu đi. Nỗi đau mất chó như một vết thương không lành, gặm nhấm bà. Một buổi sáng, tôi nghe tin bà qua đời, lặng lẽ như ngọn gió thoảng . Người ta nói bà chết buồn.

Tôi đứng trước căn nhà trống của bà, chơi vơi...

 3/6/3025